Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

Oshogatsu- Tết Của Người Nhật

Không giống như các nước láng giềng khác ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam…, Nhật Bản tổ chức đón năm mới theo dương lịch. Người Nhật gọi dịp này là “Oshogatsu”, và đây là sự kiện để nghênh đón vị thần Toshigamisama.
Người Nhật bắt đầu chuyển sang ăn Tết dương lịch theo phương Tây từ năm Minh Trị thứ 6, tức năm 1873. Phong tục đón năm mới của người Nhật hiện vẫn giữ được những truyền thống Á Đông điển hình, bên cạnh đó cũng thu nhận những nét văn hóa mới từ phương Tây qua quá trình giao lưu, tương tác theo dòng chảy của thời gian.

Trò Chơi Kendama

“Kendama” là một trò chơi truyền thống ở Nhật Bản được trẻ em rất yêu thích. Cách đây vài năm nó cũng bỗng dưng phổ biến là môn thể thao đường phố ở Mỹ và giờ đây quay trở lại Nhật Bản thì trò chơi Kendama đã thu hút được giới trẻ ở Nhật bản ưa chuộng. Kendama là đồ chơi làm bằng gỗ có cán điều khiển hình chữ thập, quả bóng được nối với một sợi dây qua lỗ của cán điều khiển. Ken có nghĩa là điều khiển và Tama là quả bóng. Người chơi trò chơi này tìm cách bắt quả bóng bằng đầu cần điều khiển hay còn gọi là đĩa có tên là “Sara” gắn chặt với cần điều khiển. Mặc dù thoạt nhìn ai cũng nghĩ đây là món đồ chơi vô cùng đơn giản, tuy nhiên có hàng chục nghìn kỹ thuật để chơi trò chơi này. Dù có nhiều loại trò chơi tương tự như thế này xuất hiện và tồn tại trong quá khứ ở một số quốc gia, nhưng môn Kendama hiện đại của Nhật Bản với cái tên là “nichigetsu ball” mới dành được sự yêu thích trong giới trẻ khắp đất nước Nhật Bản.

Bảo tàng Doraemon dành cho fan cuồng của 'mèo máy'

Các fan cuồng của chú mèo máy Doraemon trên khắp thế giới sẽ có cơ hội thâm nhập vào nhà, chụp hình chung, bước qua cánh cửa thần kì... và thỏa sức khám phá tất tần tật về thần tượng tại Bảo tàng Doraemon.
Bảo tàng đặt tại thành phố Kawasaki (Nhật Bản), nơi họa sĩ Hiroshi đã từng sống, làm việc và qua đời tại đây (từ 1961-1996), mang tên Bảo tàng Fujiko F Fujio, "cha đẻ" của mèo máy Doraemon. Fujiko F. Fujio là bút danh của Hiroshi Fujimoto và Moto Abiko, người đã hợp tác với ông trong suốt 36 năm.
Bảo tàng gồm 3 tầng, trưng bày khoảng 50.000 vật dụng, gồm nhiều bản vẽ nguyên bản, bàn làm việc và nhiều dụng cụ khác đã được họa sĩ Hiroshi sử dụng cho tới khi ông qua đời vào năm 1996. Đến với bảo tàng, khách tham quan còn được gặp các nhân vật nổi tiếng trong tập truyện này như Nobita, Xuka, Chaien, Xêkô, qua những tạo hình rất dễ thương trong khuôn viên rộng 3.700m2 của bảo tàng. Trong bảo tàng cũng có một nhà hát nhỏ và một quán cà phê.

BÁNH RÁN DORAYAKI

Dorayaki (tiếng Nhật: どら焼き, どらやき, 銅鑼焼き, ドラ焼き) là một thứ bánh cổ truyền Nhật Bản. Nó có hình dáng giống như bánh bao, bao gồm 2 lớp vỏ bánh tròn dẹt làm từ bột, phết mật ong, được nướng lên và bao lấy nhân thường làm từ bột nhão đậu đỏ. Ban đầu loại bánh này chỉ có một lớp, hình dạng như ngày nay là do Ueno Usagiya sáng tạo ra vào năm 1914. Trong tiếng Nhật, Dora (銅鑼) có nghĩa là cồng, chiêng, và tên gọi của loại bánh này có lẽ cũng bởi nó giống với những nhạc cụ này. Truyền thuyết kể rằng một samurai có tên Benkei đã bỏ quên chiếc chiêng (dora) của anh ta khi rời khỏi nhà của một người nông dân, nơi anh ta ẩn náu. Người nông dân sau đó đã dùng chiếc chiêng bị bỏ lại chiên ra những chiếc bánh, và từ đó gọi chúng là Dorayaki.

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

Doraemon câu truyện không hồi kết

Trước khi qua đời, tác giả Fujiko đã để lại di chúc rằng ông không muốn đứa con tinh thần quý báu nhất của mình chết, thế nên ông đã không viết phần cuối về Doraemon.
Ông muốn sau khi mình qua đời, những người yêu thích Doraemon sẽ viết lên 1 câu chuyện mới dành cho nhân vật đáng yêu đến từ tương lai này và từ đó rất nhiều truyện liên quan đến Doraemon được ra đời như: Doraemon bóng chày, Đội quân Doraemon, Doraemon Thêm, vân vân…
Cái kết của Doraemon có rất nhiều điều bí ẩn và hướng đi, nổi bật nhất chính là “Cái chết của Doraemon và sự thành công của Nobita” và hầu hết người xem đều coi đó là cái kết chính xác và ổn nhất, thế nhưng có 1 sự thật về cái kết của Doraemon mà ít ai biết được.

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

BÀI DỰ THI "VIẾT CẢM NHẬN - SỐ 1/2014: TUỔI HỌC TRÒ QUA TRANG SÁCH"

Thế giới của những ước mơ tuổi thơ
Về bộ truyện tranh : Doraemon - Chú mèo máy đến từ Tương lai

Doraemon. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều ít nhất một lần nghe đến cái tên này.
Với nhiều người, cái tên này có khi đã quá quen thuộc, đã trở thành người bạn tri âm tri kỷ trong suốt thời ấu thơ. Phải, đúng vậy. Doraemon - đứa con tinh thần của tác giả Fujiko.F.Fujio, cái tên mà bất cứ đứa trẻ nào đều biết đến, bộ truyện tranh đã đi vào lịch sử truyện tranh của Nhật và cả thế giới, đã có lúc trở thành hiện tượng. Doraemon, dù sở trường của tôi là những bộ Shounen đình đám như One PieceNaruto hay những bộ hành động kinh điển như Attack on Titan, thì vẫn không thể không quan tâm đến, vẫn không thể bỏ qua dù chỉ một trang truyện...

Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2016

HIỆN TƯỢNG DORAEMON

Mặc dù ra đời từ thời kì đầu của ngành công nghiệp manga (năm 1969) với mục đích chủ yếu là dành cho trẻ em nhưng bản thân bộ truyện và nhân vật Doraemon đã trở thành hình ảnh quen thuộc và thân thiết hàng đầu của người dân Nhật Bản[2], trẻ em và thanh niên Nhật hầu như có thể vẽ hình Doraemon mọi lúc, mọi nơi[36]. Không chỉ dừng lại ở các tập truyện tranh, phim ngắn và phim dài, Doraemon còn xuất hiện trên các sản phẩm tiêu dùng thông thường như ví, quần áo, thậm chí người ta còn cho ra đời một hiệu đồng hồ riêng về Doraemon lấy tên là Doratch[37]

GIỚI THIỆU NHÂN VẬT

  • Doraemon (ドラえもん Doraemon?) (tên gọi khác ở Việt Nam: Đôrêmon): Chú mèo máy của thế kỉ 22, sinh ngày thứ bảy3 tháng 9 năm 2112, cao 129,3 cm, cân nặng 129,3 kg, vòng bụng 129,3 cm, tốc độ khi gặp chuột 129,3 km/h.Trước bụng Doraemon có một cái túi không gian bốn chiều đựng rất nhiều bảo bối thần kỳ và các vật linh tinh khác trong đó như chén, đũa,... Doraemon thích ăn bánh rán (dorayaki) và rất sợ chuột. Doraemon là một chú mèo máy thông minh, tốt bụng. Với cái túi thần kì chứa các bảo bối của thế kỉ 22 và nhất là lòng dũng cảm, quý mến bạn bè, Doraemon vẫn là vị cứu tinh cho Nobita cùng nhóm bạn, thậm chí cho cả nhân loại lúc hiểm nguy, và có ý nghĩa khuyến khích độc giả nhỏ tuổi biết ước mơ và thích ước mơ.

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2016

FUJIKO FUJIO

 FUJIKO FUJIO


Tác phẩm

Trong số các tác phẩm của cả hai, tác phẩm được biết đến rộng rãi nhất là Doraemon. Ban đầu, khi bắt đầu sáng tác truyện tranh, cả hai ông đều vẽ cùng nhau dưới bút danh Ashizuka Fujio. Truyện tranh sáng tác của hai ông rất thành công, và đến năm 1960 giành được giải thưởng Shogakukan cho 2 manga Susume Robot và Tebukuro Tecchan. Tác phẩm đem lại thành công vang dội nhất cho cả hai ông chính là chú mèo máy Doraemon- một sản phẩm tưởng tượng của thế kỷ 22, tuy nhiên trên thực tế manga này không hề gây được tiếng tăm gì suốt 3 năm trời cho đến khi anime của nó được phát trên truyền hình. Đến năm 1988, hai ông ngừng hợp tác với nhau, do manga của Abiko chủ yếu dành cho lứa tuổi thanh niên, còn Fujimoto lại muốn hướng tới đối tượng là trẻ em.


Fujimoto mắc bệnh khi bước sang tuổi 60, ông qua đời vào năm 1996, thọ 63 tuổi. Ông đã lập ra nhiều quỹ Doraemon trên khắp thế giới - tại Việt NamQuỹ học bổng Doraemon cũng được thành lập dưới sự ủy quyền của ông và nhà xuất bản Kim Đồng làm đại diện. Có thể nói Doraemon là tác phẩm thành công nhất của ông, tác phẩm kinh điển trở thành một trong những biểu tượng văn hóa hàng đầu của Nhật Bản.